Đăng ký Hoà IO's Blog

Nhận những cập nhật về các bài viết mới nhất từ Hoà và xem các nội dung chỉ dành riêng cho thành viên

Theo dõi ngay! Hòa IO Blog cover image Hòa IO Blog cover image
Hòa Nguyễn profile image Hòa Nguyễn

Tại sao 92% mục tiêu năm mới thất bại? Giải pháp sẽ là gì?

Tại sao có đến 92% người bỏ cuộc với mục tiêu năm mới vào cuối năm? Liệu bạn có thuộc nhóm 8% còn lại hay vẫn còn đang trăn trở trong nhóm 92% này và giải pháp để xây dựng những mục tiêu năm mới thành công là gì?

Tại sao 92% mục tiêu năm mới thất bại? Giải pháp sẽ là gì?
Photo by Kelly Sikkema / Unsplash

Mỗi dịp năm mới - Tết đến, chúng ta thường tràn đầy cảm hứng và năng lượng để thay đổi cũng như đặt ra những mục tiêu lớn lao như:

  • “Năm nay, tôi sẽ đọc 52 cuốn sách, mỗi tuần một cuốn!” 📚
  • “Năm nay, tôi sẽ tiết kiệm được 200 triệu!” 💰
  • “Năm nay, năm nay tôi sẽ có body 6 múi!” 🏋️‍♀️
  • “Năm nay, tôi sẽ viết được 10 bài báo khoa học hạng A” 📝
Thống kê những mục tiêu năm mới phổ biến của các thế hệ tại Úc năm 2025. Nguồn: Finder

Nhưng thực tế phũ phàng là có đến 80% người bỏ cuộc mục tiêu năm mới ngay trong Tháng 2, và có đến 92% người bỏ mục tiêu năm mới vào cuối năm (theo một nghiên cứu của Đại học Scranton). Trong nhiều năm liên tục trước đây, Hoà cũng là một “thành viên tiêu biểu” của nhóm 92% này và gần như những mục tiêu năm mới đều “chết yểu” theo thời gian 🫣

Thực tế này không chỉ làm chúng ta mất đi động lực mà còn khiến mình dễ rơi vào vòng luẩn quẩn của thất bại.

Vậy tại sao lại như vậy?

Và làm thế nào để chúng ta trở thành một phần của nhóm 8% còn lại?

Hãy cùng Hoà tìm hiểu những lý do chính khiến chúng ta dễ thất bại – và quan trọng hơn là cùng thảo luận cách vượt qua để biến năm nay - năm 2025 trở thành năm thành công và thực tế nhất của bạn! 🚀


🤔 Vì sao 92% mục tiêu đầu năm thường “chết yểu”?

1. Mục tiêu mơ hồ – không rõ ràng và thực tế

Một trong những sai lầm lớn nhất là đặt mục tiêu quá chung chung, không cụ thể và thiếu tính thực tế với hoàn cảnh hiện tại của bản thân

Ví dụ:

  • “Tôi muốn khỏe mạnh hơn.”
  • “Tôi muốn thành công trong sự nghiệp.”

Những mục tiêu này nghe có vẻ tốt, nhưng “khỏe mạnh hơn” nghĩa là gì?

  • Bạn muốn giảm bao nhiêu kg?
  • Bạn muốn tập luyện bao nhiêu ngày mỗi tuần?

Hãy thử biến mục tiêu theo mô hình SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound):

Thay vì “Tôi muốn khỏe mạnh hơn,” hãy thử:

  • “Tôi sẽ tập gym 3 lần mỗi tuần trong vòng 3 tháng”
  • “Tôi sẽ chạy bộ 2km vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần”

2. Thiếu sự kiên trì – dễ bỏ cuộc 🏃‍♂️❌

Thành công không đến từ những khởi đầu hào hứng nhất thời mà từ sự kiên trì mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người dễ dàng từ bỏ khi:

  • Không thấy kết quả ngay lập tức.
  • Cảm thấy thiếu động lực sau một thời gian ngắn.

Mọi người có bao giờ đi ngang để ý thấy phòng gym thường đông nghẹt vào tháng 1 - đặc biệt dịp ngay sau Tết? Nhưng chỉ vài tuần sau, số lượng người giảm hẳn. Đó là vì nhiều người kỳ vọng sẽ thấy kết quả ngay lập tức, và khi điều đó không xảy ra, họ nhanh chóng bỏ cuộc.

Thành công không phải là chạy nước rút để về đích, mà là một cuộc marathon.

Vậy giải pháp là gì cho mục tiêu thực tế hơn? 🛠️

Hòa Nguyễn profile image Hòa Nguyễn